Sự tinh tế của người Nhật thể hiện ngay từ cách họ xây dựng các mối quan hệ. Trong môi trường cạnh tranh và dễ biến đổi ngày nay, việc xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng lớn và vững chắc càng trở nên quan trọng.
Bằng trải nghiệm thực tế của một người có nhiều năm kinh nghiệm làm tổ chức sự kiện và sở hữu mạng lưới quan hệ đáng nể, tác giả Kawashita Kazuhiko trình bày chi tiết phương pháp để những người ngại giao tiếp nhất cũng có thể gắn kết tốt với các cá nhân xung quanh mình. Mạng lưới quan hệ (networking) càng mở rộng và có chiều sâu, bạn càng đạt được nhiều lợi ích và dễ vươn tới thành công trong cả cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp.
Một số trích dẫn hay trong cuốn “Cách người Nhật xây dựng mối quan hệ”:
1. “Khi đã có các mối quan hệ rồi, bạn có thể sử dụng để giúp ích cho người khác. Khi làm vậy, các mối quan hệ sẽ càng tăng thêm và bạn có thể làm những việc một mình không thể. Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ để có thể giúp người khác ở những vấn đề lớn hơn. Khi đó, các mối quan hệ của bạn sẽ càng phong phú hơn. Kết quả là, bạn có rất nhiều các mối quan hệ chất lượng, đồng thời sẽ làm cho năng lực bản thân nâng cao hơn.
Đây chính là vòng tuần hoàn ‘Cống hiến’, ‘Thành tựu’ và ‘Trưởng thành’”.
2. “Để có thể thành công trong công việc và được mọi người yêu mến, điều quan trọng là ‘Tuyệt đối không lợi dụng người khác, mà hãy dành tình cảm chân thành cho họ’”.
Trích đoạn sách hay
“Cho đi không cần báo đáp” sẽ nhận lại được hồi đáp
“Cho đi không cần báo đáp” sẽ nhận lại được hồi đáp
Nhân vật chính trong câu chuyện “Warasibe chosha” vì giúp đỡ người khác mà không tiếc cho đi đồ của mình, chính vì vậy đã nhận được báo đáp gấp nhiều lần cái đã cho đi. Và chính vì liên tục tặng cho người khác, ông đã nhận lại được quả ngọt và cuối cùng trở nên giàu có.
Người cha quen biết rộng cũng bắt chước “Warasibe chosha”, vì giúp đỡ người khác mà tình nguyện làm cầu nối gắn kết mọi người lại với nhau. Kết quả là họ nhận được thêm nhiều mối quan hệ hơn những gì họ đã có. Chính vì cống hiến những cái mình có hết lần này đến lần khác như thế, đã làm nên đường xoắn ốc gọi là “trao đổi quan hệ”.
Ngược lại, Người cha không quen biết rộng chỉ có được những mối quan hệ lỏng lẻo, nhưng lại khư khư giữ lấy cho riêng mình, nên đương nhiên sẽ không thể nhận được hồi đáp và vòng xoắn “trao đổi quan hệ” cũng không có.
Tôi xin được giới thiệu một chuyện đã trải qua thực tế. Trong số những người tôi kính trọng và đã giúp đỡ tôi rất nhiều có nhà văn Suzuki. Trong các tác phẩm tiêu biểu của ông là “Ring” và “Rasen” không những nổi tiếng trong nước mà còn được chuyển thể thành phim và nổi tiếng trên thế giới.
Tôi không phải là người thích thể loại phim kinh dị, nhưng bị hấp dẫn bởi câu chuyện dưới ngòi bút của ông, và trở thành fan của ông từ thời đại học.
Và rồi lần đó, nhận được lời mời từ anh khóa trên trong trường, tôi đã tham dự sự kiện có sự xuất hiện của Suzuki. Tuy nhiên, lúc đó tôi nghĩ dù có đến bắt chuyện, nhưng mình chẳng qua chỉ là mộttrong rất nhiều fan, nên chắc Suzuki sẽ không nhớ đến, vì vậy mà tôi đã không làm gì và trở về nhà. Sau đó ít lâu, khi tôi tổ chức buổi gặp mặt với một nhóm ít người, thì người anh đó cùng với Suzuki đã ghé đến. Câu chuyện vào lúc đó đã trở nên hào hứng hơn hẳn và từ sau lần đó, mối quan hệ của chúng tôi phát triển hơn. Hiện chúng tôi đã là những người bạn, thỉnh thoảng rủ nhau đi dùng bữa.
Đến tháng 7 năm 2013, tác phẩm “Enzi” của Suzuki là tiểu thuyết đầu tiên của Nhật đạt được giải tiểu thuyết xuất sắc nhất thuộc giải thưởng Shirley Jackson. Lúc đó, để làm Suzuki vui, tôi đã tổ chức sự kiện chúc mừng mời người thân và các nhân vật trong giới truyền thông. Sau đó, mối quan hệ của chúng tôi ngày càng thân thiết hơn và đến mùa hè năm 2015, nhân sự kiện cuốn sách viết chung đầu tiên giữa Suzuki và con gái lớn Misato được xuất bản, tôi đã phụ trách tổ chức sự kiện chúc mừng đó với sự tham gia của nhiều người có mối quan hệ thân thiết với Suzuki.
Phần danh sách khách tham dự do tôi mời, nhưng khi đó Suzuki có nói sẽ đi cùng với một số người thân thiết khác, Vào ngày diễn ra sự kiện, Suzuki đến cùng vài biên tập viên và nói với tôi rằng “Này, Kawashita, tôi sẽ giới thiệu bạn tôi cho cậu nhé”.
Người mà Suzuki giới thiệu cho tôi chính là “truyền thuyết” của Kadokawa, người đã biên tập và chuyển thể thành phim Holywood tác phẩm “Ring” làm mưa làm gió khắp Nhật Bản trước đây.
Khi còn là sinh viên năm tư, tôi vẫn hoàn toàn không quan tâm đến phim Nhật, tuy nhiên từ sau khi cùng bạn xem video “Ring” ở phòng nghiên cứu, tôi đã thật sự bất ngờ vì ở Nhật cũng có người làm được một tác phẩm hay như thế. Và thật sự lúc đó tôi không nghĩ mình có thể gặp được những người làm chế tác bộ phim đó.
Đến lúc này, giống như câu chuyện “Warasibe Chosha”, bạn có cho rằng trong việc tạo mối quan hệ với người khác, nếu bạn “Cho đi không mong được đền đáp, sẽ nhận lại quả ngọt” không?
Tuy nhiên, với những người tính toán khi cho đi thì không cần phải đề cập. Giống như tôi đã viết ở chương “Học theo Người cha quen biết rộng”, thì khi cho đi đầy tính toán, kết quả sẽ nhận được chẳng bao nhiêu, mà còn khiến việc cho đi ấy như “trao đổi quan hệ” vậy.
Có câu nói rằng “Chúng ta sẽ kiếm được tiền vào lúc nào đó”, giờ đây có thể đổi sang thành “Chúng ta sẽ có thêm được các mối quan hệ lúc nào đó”. Điều quan trọng là hãy cho đi một cách vô vụ lợi, nghĩa là khi làm điều gì cho người khác, đừng tính toán xem họ sẽ phải trả lại ta như thế nào.
Đừng để “lợi ích trước mắt” làm bạn mờ mắt
Dù vậy, sẽ có người cho rằng, chẳng biết khi nào mới nhận được quả ngọt, nếu thế thì thà tìm kiếm lợi ích trước mắt chẳng phải nhanh thành công hơn sao. Trường hợp tổ chức sự kiện quy tụ người tài năng cũng vậy, khi đã tạo được quan hệ với những người liên quan trong công việc, sau đó nhờ họ giúp chẳng phải công việc sẽ nhanh chóng tiến triển sao.
Giống như chuyện ăn kiêng, nếu bạn vì không cưỡng lại được mà ăn đồ ngọt, thì bạn đã “chọn lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài”, trong Kinh tế học hành vi, nó gọi là “Ưu tiên cho hiện tại”.
Nếu phải lựa chọn, bạn sẽ chọn cách nào để làm giàu giữa “10.000 yên trước mắt”, và “10.000 yên hiện tại nhưng có thể thành 100.000 yên trong tương lai”?
“Các mối quan hệ” cũng giống như “Tiền” vậy, Người cha không quen biết rộng sẽ vì lợi ích trước mắt, nên chỉ có được “Các mối quan hệ lỏng lẻo trước mắt”.
Ngược lại, Người cha quen biết rộng sẽ không chỉ nghĩ về hiện tại, mà họ hướng về tương lại và có được “Các mối quan hệ sâu sắc trong tương lai”.
Đến đây bạn hãy nhớ lại ví dụ về đường ống nước đã giới thiệu ở phần “Sổ hướng dẫn” trước đây. Người cha không quen biết rộng sẽ không cưỡng lại được số nước ít ỏi trước mắt, nên ngay lập tức sẽ trực tiếp ra chỗ nguồn nước để uống. Nhưng Người cha quen biết rộng sẽ tạo dòng chảy để tích trữ nước cho tương lai.
Bạn sẽ chọn cách nào? Nếu nhìn xa trông rộng, thì chắc bạn đã nhận ra cách nào tối ưu hơn phải không.
Người cha quen biết rộng không bao giờ để mờ mắt trước lợi ích trước mắt, mà lúc nào cũng tâm niệm chữ “Công Đức”: Là một chữ kết hợp từ “Công” và “Đức”,
“Công” soi sáng bạn ở hiện tại, “Đức” sẽ soi sáng bạn suốt cả quãng đường dài.
Bạn nên nhớ không được đắm chìm vào “Công” mà làm mất “Đức”.
Nếu bạn sử dụng mối quan hệ trước mắt để có được “Công”, thì có thể sẽ đạt được thành công nhưng chỉ trong khoảnh khắc nào đó của cuộc đời mà thôi.
Nhưng nếu bạn coi trọng từng mối quan hệ bạn có, khi đó bạn sẽ đạt được “Đức”, chính những người ủng hộ bạn sẽ là ánh đèn soi sáng con đường bạn đi trong đời.
Sẽ làm được nhiều việc lớn nếu có “Hiệu quả Matthew”
Các bạn có biết đến “Sách phúc âm Matthew” không?
Ở phần 12 chương 3 trong “Phúc âm Matthew sách tân ước” có viết thế này:
Nguồn: Internet