Hiện tại khi tất cả các công ty đều muốn “trở thành người duy nhất”, “đứng từ lập trường của khách hàng”, “trở thành một tập đoàn sáng tạo”, “chú trọng thể chất”, “lập trường cá nhân”, thì những người làm trong ngành quảng cáo càng cần phải thử nghiệm và có được những suy nghĩ và cách tư duy độc nhất, táo bạo nhất. Và nếu những người này không có “lối sống riêng, cách suy nghĩ riêng của bản thân” thì rất khó có thể làm những công việc liên quan đến sáng tạo.
Cuốn sách này có mục tiêu rất táo bạo là bồi đắp “những người làm công việc sáng tạo, tạo nên những con người đa tài cho các công ty”, giúp những người làm quảng cáo khám phá ra những điều mới. Không phải là những cách làm việc trực tiếp, mà là tổng hợp những phương pháp gắn kết từ đầu đến cuối giúp các bạn “không thể bị lung lay trước những thay đổi”.
Dựa trên kinh nghiệm hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, tác giả đã đưa ra những hướng dẫn vô cùng cụ thể để cho những người làm công việc quảng cáo có được tư duy độc nhất, như phải rèn rũa tính tự lập, có khả năng tổng hợp thông tin, nắm rõ thông tin cả trong lẫn ngoài lĩnh vực, phải có tính tò mò, biết suy nghĩ, ước mơ, biết vứt bỏ và phá bỏ những điều cũ kỹ, hào hứng mong chờ thay đổi….
Trong cuốn sách này, bạn sẽ được học từng bước từng bước cụ thể để có thể có được tư duy độc nhất, giúp bản thân làm việc hiệu quả hơn và mang lại cho cộng đồng nhiều giá trị mới mẻ.
Trong một xã hội cạnh tranh, thì điều mọi người cần chính là dấu ấn cá nhân, chính vì thế không có cách nào khác, những người làm công việc sáng tạo cần phải học cách tư duy độc nhất, tìm ra những điều mới mẻ, độc đáo mới có thể thành công. Cuốn sách này chính là công cụ bạn cần để đạt được điều đó.
Trích đoạn sách hay
“THÔNG TIN” QUAN TRỌNG NHẤT SẼ ĐƯỢC CON NGƯỜI MANG ĐẾN
Kiến trúc sư Ando Tadao tin rằng mọi chuyện thường nhật đều có thể sản sinh ra những thông điệp mới. “Nếu không đích thân đến tận công trình thì tôi sẽ chẳng thể cảm nhận được hơi ấm, mùi hương, sự tức giận và cả bất ngờ của con người. Người không biết được những điều đó thì có cố gắng làm việc với máy tính đến đâu cũng chẳng thể nào sáng tạo được. Khi sáng tạo ra thứ gì đó, tôi luôn muốn xem tình trạng của hiện trường.”
NHẬN BIẾT, CẢM NHẬN THÔNG TIN
Chính vì thế, chúng ta cần quan sát kỹ sự vật hiện tượng cũng như con người để có thể giao tiếp tốt hơn với họ. Bản chất của con người chính là luôn thay đổi và chẳng bao giờ giậm chân tại chỗ dù chỉ một thoáng. Đàn anh của tôi ở công ty thường nói rằng “Hãy tiếp tục quan sát con người thật cẩn thận. Quan sát khách hàng chính là bản chất của việc kinh doanh. Chỉ cần nghĩ đến con người, chúng ta cũng đã có thể vẽ ra bức tranh toàn cảnh kinh tế không giới hạn…”
VIẾT
Tôi rất trân trọng khoảng thời gian mới bắt đầu trở thành copywriter, khi đó tôi nhận được rất nhiều lời nhắc nhở và có nhiều cơ hội rèn luyện. Viết chính là điều thường xuyên được những người hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo nhắc đến nhưng lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm.
Ngày nào tôi cũng đi từ công ty ở Ginza đến trung tâm thương mại Matsuya, đi từ tầng tám xuống tận tầng hầm. Khi đi qua các gian hàng, tôi đã nhìn thấy từ những món đồ dành cho phụ nữ đến những mặt hàng xa xỉ mà tôi chẳng bao giờ với tới được. Thế nhưng thứ tôi có thể học hỏi từ đó là hành vi của khách hàng, sự phục vụ của nhân viên, trang trí bên trong cửa hàng, công cụ quảng cáo và những mặt hàng phổ biến. Đó chính là bài luyện tập dành cho những người mới như tôi. Công việc này vừa rất tốn sức vừa khiến tôi vẫn tò mò. Nhiều người nói với tôi rằng “Cứ thu thập thông tin rồi nhất định sẽ có phát kiến mới.” Thu thập thông tin tại hiện trường là phương pháp tối ưu nhất, nếu không trực tiếp tham gia hiện trường sẽ chẳng thể nào hiểu được cảm giác của người tiêu dùng.
THÔNG TIN CẦN THIẾT CHO VIỆC THƯƠNG HIỆU HÓA
Tùy vào chủ đề và nội dung của việc thương hiệu hóa mà lượng thông tin cần thiết sẽ khác nhau. Sơ đồ dưới đây thể hiện từng bước giúp “nắm bắt toàn cảnh thị trường” để có thể đưa ra chiến lược marketing. Để giành chiến thắng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, hoặc để đề ra một chiến lược chặt chẽ, doanh nghiệp nào cũng cần ra sức thu thập thông tin. Dưới đây là bảy bước cơ bản để nắm bắt toàn cảnh thị trường.
Mục đích của thông tin marketing chính là phát hiện ra vấn đề quan trọng nhất sau khi đã nắm bắt được tổng thể.
Tôi sẽ giải thích thêm về thương hiệu hóa sau khi phát hiện ra vấn đề và đưa ra giả thuyết trong BƯỚC 3 “Sáng tạo”.
Những thông tin đó không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược marketing tổng thể. Gợi ý 7 là “Sơ đồ thông tin” của một công ty chuyên sản xuất rượu ở tỉnh Fukushima trong quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Sơ đồ đã thể hiện những thông tin cần thiết để có thể nhìn thấy bức tranh tổng thể của một doanh nghiệp quy mô vừa. Từ những thông tin đó, nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra “vấn đề thực sự là gì” và “làm thế nào để được yêu thích”.
Càng thu thập được nhiều thông tin, chúng ta càng có thể hiểu được tổng thể vấn đề. Hãy đầu tư công sức để tìm kiếm thông tin dựa theo bảy yếu tố cơ bản trên. Tùy theo chủ đề mà phạm vi tìm kiếm có thể thay đổi nhưng đừng vội vàng lên kế hoạch với chỉ những thông tin có sẵn trong tay. Chúc các bạn may mắn…
Nguồn: Internet