Phúc lành thay kẻ có trí năng Châu ngọc làm sao quý được bằng Chẳng ước mơ nào đem sánh nổi Trí tuệ nẻo đường thú vị bình an Não bộ con người là một siêu máy tính với cấu trúc hơn 100 tỷ nơ-ron thần kinh và có năng lực tiếp thu cao, chứa đựng khả năng ghi nhớ, học tập và sáng tạo vô hạn. Vì lẽ đó, tất cả chúng ta đều sinh ra với tiềm năng trở thành thiên tài. Và để tiềm năng này được bộc lộ trọn vẹn, bản thân mỗi người phải tìm cách khai phá và phát huy nó. Để giúp bạn học cách nhận biết và giải phóng tài năng đặc biệt của chính mình, Michael J. Gelb sẽ dẫn chúng ta bước vào hành trình khám phá phương pháp tư duy của mười bậc thiên tài sáng tạo nhất trong lịch sử, với khám phá thiên tài trong bạn.

Qua quá trình tìm hiểu mười thiên tài vĩ đại này, cùng với việc nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân, bạn sẽ nhận thấy con người sở hữu vô vàn tiềm năng, nhiều tới mức chúng sẽ nhen nhóm niềm đam mê trong bạn, thôi thúc bạn vươn lên tầm tư duy mới để thành công và hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn, những nguyên lý tư duy tiến bộ của Plato, hristopher, Copernicus hay Shakespeare, v.v… sẽ giúp bạn mài sắc trí tuệ và không ngừng hoàn thiện bản thân. Đó chính là tinh thần cầu thị, ham muốn phát triển năng lực tri giác, dấn thân khai phá, thay đổi thế giới quan hay trau dồi trí tuệ xúc cảm. Bạn đã chọn bậc thiên tài nào để khơi nguồn cảm hứng và dẫn dắt bạn trong cuộc đời? Chúng ta sẽ “đứng trên vai những người khổng lồ” nào? Hãy tu luyện đúng với khả năng thiên phú của mình!

Trích đoạn sách hay

TRIẾT LÝ VỀ TRI THỨC

Tình yêu trí tuệ của Plato được thể hiện rõ nhất khi suy ngẫm về tri thức (tất cả các triết lý khác của ông như triết lý về chính trị, giáo dục và luân lý đều dựa trên cơ sở đó), được trình bày và thể hiện trong những đối thoại trứ danh của ông.

Theo quan điểm của Plato, thế giới là sự phản chiếu yếu ớt của một thế giới lý tưởng, một địa hạt vĩnh hằng không đổi mà ông gọi là thế giới các hình thái. Thế giới thường nhật thay đổi không ngừng, và mọi thứ trong đó đơn thuần là một biểu hiện không trường cửu của bản chất thực thụ của nó, cái bản chất nằm ở thế giới các hình thái. Ví dụ, bạn cầm một cuốn sách trong tay, nhưng chỉ vì bạn biết được bản chất vĩnh hằng, hoặc hình thái, của “sách vở” mà bạn có thể nhận biết được một cuốn sách cụ thể. Tương tự, bạn nhận biết một trái táo hoặc một con mèo hiện hữu từ ý tưởng hình thành “giống táo” hoặc “loài mèo”.

Thế giới hình thái được sắp xếp theo thứ bậc với cái đẹp, sự thật và thiện tính. Plato lập luận rằng trước khi sinh ra, linh hồn con người đã có sẵn cách tiếp cận với thế giới của cái đẹp, sự thật và thiện tính thuần túy, nhưng khi ra đời chúng ta đã quên mất chúng. Sứ mệnh của triết gia là mở lối cho nhân loại trở về với cái đẹp, sự thật và thiện tính mà chúng ta đã lãng quên.

Hãy hình dung một hình tròn tuyệt đối.

Chúng ta có thể nhận thức hình thái và diện tích của một hình tròn tuyệt đối được xác định chính xác là pi nhân bình phương bán kính (πr²).

Tiếp đó, hãy vẽ một hình tròn. Khi vẽ, bạn sẽ thấy nó không tròn tuyệt đối. Ngay đến Leonardo và ichelangelo cũng chỉ vẽ được những hình tròn tương đối và thậm chí cả máy vi tính cũng không thể vẽ được một hình tròn tuyệt đối, vì các phần tử ảnh điểm của nó không bao giờ tuyệt đối.

Dù vậy, như cách nói của Plato, chúng ta vẫn nhận biết hình thái tưởng tượng về một hình tròn tuyệt đối từ trước khi sinh ra.

Trong tập VII của cuốn The Republic (Nền Cộng hòa), Plato đã trình bày ẩn dụ nổi tiếng nhất về thế giới hình thái và quan hệ của nó với trải nghiệm hàng ngày của chúng ta: “Tôi muốn các bạn nắm được bản chất việc khai sáng cho tình trạng ngu dốt của nhân loại theo cách sau: Hãy tưởng tượng một mật thất, giống như một cái hang có lối ra vào, được mở ra đón ánh sáng ban ngày, và chạy dài dưới lòng đất. Trong mật thất đó có những con người bị giam cầm từ khi còn thơ ấu, chân và cổ bị trói buộc đến mức họ chỉ có thể nhìn thẳng phía trước mà không thể ngoái đầu lại đằng sau.”

Plato tiếp tục miêu tả tầm nhìn bị hạn chế của các tù nhân. Nhận thức về “thực tại” của họ chỉ hạn chế trong những cái bóng của họ được phản chiếu trên bức tường trong hang tối, do ngọn lửa đằng sau lưng họ hắt lên. Sau đó, ông hỏi: “Hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra với họ nếu họ được giải thoát khỏi gông cùm và được điều trị những ảo tưởng.” Ông miêu tả sự khó khăn của các tù nhân trong việc thích nghi với ánh sáng và khắc phục những ảo tưởng về “hình bóng-thực tại” ‒ một lĩnh vực mà họ chưa từng biết đến trước đó, nó đơn thuần chỉ là cái bóng của một thế giới đầy ánh sáng, giống như khó khăn của chúng ta là sự phản ánh hạn chế của một thế giới hình thái.

Đối với Plato, các triết gia phải là người vượt qua nỗi sợ hãi của mình, phá bỏ gông cùm kìm hãm bản thân và dám phiêu lưu mạo hiểm ra ngoài hang tối để tìm ánh sáng. Tình yêu đối với trí tuệ, thiện tính, sự thật và cái đẹp là động lực cho họ. Plato là một triết gia thực thụ, đã tự thoát khỏi hang sâu tăm tối và tìm thấy ánh sáng trong hình thể của Chúa trời, rồi quay lại để dẫn dắt khai sáng cho những người khác.

SỨC MẠNH TÌNH YÊU

[Cái đẹp] là vĩnh hằng, không được tạo ra,

không bị hủy diệt; cũng không lệ thuộc vào sự nảy nở hoặc tàn phai…

Mọi thứ khác đều trở nên đẹp đẽ nếu có nótham dự…

Cái đẹp thiêng liêng và thuần khiết biết bao.

¾ PLATO ¾

Khái niệm tình yêu mà Plato nhận thấy là trung tâm của sự khai sáng. Đối với Plato, tình yêu say đắm đối với cái đẹp, sự thật và thiện tính là con đường dẫn con người ra khỏi hang tối. Năng lực đó của tình yêu, được người Hy Lạp biết đến là vị thần tình yêu Eros, có thể khởi đầu từ một khát vọng vật chất và tình cảm yêu mến cá nhân nhưng thăng hoa lên mức phổ quát và tinh thần. (Vì vậy, câu thành ngữ hiện đại “mối quan hệ lý tưởng thuần khiết kiểu Plato” mặc dù thường để ngụ ý một mối quan hệ phi dục tính, nhưng thực tế lại đề cập tới một tình bạn dựa trên hành động mưu cầu và cùng chung nhận thức về sự thật, cái đẹp và thiện tính thuần khiết).

Đối với Plato, tình yêu được biểu hiện thông qua công việc nghiêm túc. Những nghiên cứu có tính kỷ luật và sự rèn luyện căng thẳng trong phương pháp luận là yêu cầu tiên quyết để có được tri thức thật sự. Dù vậy, quá trình mà Plato giả thiết rằng chúng ta sẽ hoàn toàn thức ngộ về hình thái của Thiện tính có những nét tương đồng với sự hoàn mỹ lãng mạn. Miêu tả tính hòa hợp dưới hình thái thiện tính, ông viết: “Nếu người đang yêu hòa hợp được với đối tượng, kết quả sẽ là niềm vui, hạnh phúc và sự hài lòng. Khi một người đang yêu được kết hợp với người mình yêu mến, tìm thấy sự bình yên như trút bỏ được gánh nặng và có được sự nghỉ ngơi thư thái.” Và trong tập Symposium (Tiểu luận) của mình, thông qua lời nói của Socrates, Plato nhấn mạnh: “Bản chất con người không dễ gì tìm thấy một người phụ tá tốt hơn tình yêu.”

PLATO CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (551-479 TCN)

Khổng Phu Tử, thường gọi là Khổng Tử, là một nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới của triết học Trung Hoa hậu thế. Giống như Plato, ông quan tâm tới bản chất của đức hạnh, tôn ti trật tự xã hội và giáo dục. Nguyên tắc đối nhân xử thế mà ông huấn thị – “Điều mình không muốn thì đừng bắt người phải chịu” – là một luận điểm tiến bộ trong tư tưởng nhân loại. Trước khi Chúa Jesus ra đời 500 năm, ông đã dạy: “Ân phải báo bằng ân, đừng lấy oán báo ân”. Và ông khuyên người dân phải “thương người như thể thương thân”. Khổng Tử đạt được những nguyên tắc đối nhân xử thế đó không phải bằng khải huyền hay thần bí hóa, mà bằng khả năng lập luận.

THIÊN TÀI TRONG BẠN

Năm 379 TCN Plato trở về Athens để thành lập Học viện Athens, trường đại học đầu tiên của phương Tây. Giả sử học thuyết Plato là một tín ngưỡng thì việc học tập và giảng dạy sẽ là các nghi lễ thờ phụng, học viện sẽ thánh đường. Trọng tâm chủ yếu của nền giáo dục theo trường phái Plato là “gợi nhớ” cho học trò về tri thức có sẵn trong tâm linh con người từ khi mới sinh ra.

Plato lập luận rằng tri thức quan trọng nhất đã có sẵn trong mỗi học trò. Vì vậy, vai trò của thầy là phải giúp cho học trò thấy rõ tri thức bên trong, theo cách chất vấn của Socrates, để dẫn tới tư duy độc lập. Trong một đoạn đối thoại có tên là Meno, Plato miêu tả cảnh Socrates đang căn vặn một cậu bé nô lệ về định lý Pithagore. Cậu bé, người chưa được học hình học nên có những câu trả lời sai. Tuy nhiên, những câu hỏi tuôn ra như thác của Socrates đã sớm giúp cậu bé nhận ra rằng kết luận của mình không đúng. Cuối cùng, những câu chất vấn của Socrates đã kích thích cậu bé giải quyết được chính xác vấn đề. Sau đó, Socrates lý luận rằng kiến thức hình học của cậu bé đã có sẵn, và ông không phải là một thầy giáo mà chỉ là bà đỡ ký ức tái hiện. Theo Plato, cũng như sự khám phá của học trò về cách chứng minh hình học có thể được bộc lộ thông qua các câu hỏi khôn khéo, sự thức ngộ về thiện tính, lẽ công bằng và cái đẹp cũng có thể bộc lộ theo cách đó.

Plato nhấn mạnh “chúng ta phải bác bỏ quan niệm về giáo dục rằng những người rao giảng có thể đưa những tri thức mà chúng ta chưa từng có trước đó vào bộ não…” Theo Plato, những thứ cần phải biết thì ta đã biết, chỉ cần tâm thức ta nhớ lại và giác ngộ.

Quan niệm tâm linh của Plato liên quan đến ba phần, được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, gồm: thể chất (ham muốn), sự sáng tạo (say mê) và trí tuệ (lý trí); đồng thời, xã hội lý tưởng được tạo thành từ ba tầng lớp tương ứng: người lao động chân tay (thể chất), nghệ sĩ và chiến binh (sáng tạo), triết gia và những người bảo vệ xã hội (trí tuệ). Đây chính là lý do nhân loại chỉ trích Plato, phản đối hệ thống giai cấp khắt khe của ông cũng như quan niệm sai lầm của ông cho rằng nghệ sĩ và nhà thơ bị kiểm duyệt do ảnh hưởng phá hoại tiềm tàng của họ, rằng ý niệm của ông về một nhà nước lý tưởng do một nhà vua nhân từ và những “người bảo vệ” giỏi giang được sử dụng để bào chữa cho những kẻ chuyên chế và xu hướng cầm quyền của một số chính thể đồi bại qua nhiều thời đại.

Dù vậy, những người đã đọc kỹ cuốn Nền Cộng hòa không thể không nhận ra Plato đánh giá cao tầm quan trọng của việc rèn luyện triệt để tinh thần chính trực và sự hy sinh vì người khác mà các nhà lãnh đạo xã hội lý tưởng buộc phải có. Và, trái với những tục lệ đương thời, Plato tin tưởng phụ nữ có đủ khả năng lãnh đạo xã hội cũng như trở thành những nữ hoàng thông thái! Nói chung, sự phê phán công bằng nhất đối với cuốn Nền cộng hòa là, trong lúc biện hộ cho một xã hội lý tưởng, Plato đã sai lầm vì cố gắng thực hiện một việc bất khả thi. Như Aristotle nhận xét: “Khi đề ra một lý tưởng, chúng ta có thể giả định cái gì mình mong muốn, nhưng phải tránh những cái bất khả thi.”

Là cha đẻ của triết học, Plato biểu trưng cho một nguyên mẫu vĩnh cửu của tình yêu đối với trí tuệ. Mặc dù Aristotle nghi ngờ việc đề xướng một xã hội lý tưởng trong cuốn Nền cộng hòa nhưng Aistotle cũng thừa nhận Plato là một người thầy lý tưởng. Aristotle viết:

Về con người vô song tuyệt thế mà tên tuổi không đến từ đôi môi của những kẻ đồi bại xấu xa

Đôi môi của chúng không xứng được ca ngợi tên ông –

Ông, người đầu tiên bộc lộ rõ ràng

Bằng lời nói và hành động

Rằng ông, ngưòi có đức hạnh, là người hạnh phúc

Than ôi! Không ai trong chúng ta sánh được với ông!

Tóm lược thành tựu

5  Plato là nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc tới triết học phương Tây.

5  Ông đã khởi xướng khái niệm “định nghĩa” hợp lý.

5  Ông đã hình thành nền tảng cho trường đại học hiện đại, ý tưởng về giáo dục tiểu học và trung học để chuẩn bị cho việc đào tạo đại học.

5  Ông bảo vệ phương pháp lập luận và tư tưởng tự do, trình bày khái niệm giáo dục như một cách khai thác những kiến thức có sẵn của học trò chứ không phải nhồi nhét kiến thức.

5  Bất kể quan điểm khắt khe về giới nghệ sĩ trong cuốn Nền cộng hòa, các tác phẩm Đối thoại của Plato chứng minh ông xứng đáng là một thiên tài văn học vĩ đại.

5  Ông đưa những lời dạy của Socrates đến với nhân loại và là thầy dạy của Aristotle.

PLATO VÀ BẠN

Bạn lựa chọn cuốn sách này để thể hiện tình yêu trí tuệ của mình? Trong phần tự đánh giá và bài tập sau đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu cuộc đời của chính mình theo phong cách truyền thống của Socrates và Plato, nhưng được tiến hành theo tinh thần của trường phái Phục hưng Tân Plato.

Trước khi bắt đầu, bạn có thể muốn tìm hiểu sự liên quan thú vị giữa Plato và thế giới ngày nay. Plato lập luận rằng sự thật là vĩnh hằng và có cấu trúc cơ bản. Ông biện luận, “cuộc sống tốt đẹp” phải được nhận thức theo cấu trúc đó. Điểm then chốt của sự thay đổi từ tư tưởng cổ điển tới tân thời là sự chuyển dịch trọng tâm từ một thế giới tôn ti trật tự, đồng nhất và tĩnh tại của các khái niệm bất biến sang một thế giới “ma trận” của tính tương đối bất định, đa dạng và sống động. “Nguyên lý bất định” nổi tiếng của nhà vật lý lượng tử Werner Heisenberg, từng đoạt giải Nobel, là biểu tượng của một thế giới mà hiện tại dễ dàng loại bỏ “tính tuyệt đối”. Dù nhiều lời giải đáp của Plato đã bị bác bỏ, nhưng những vấn đề cơ bản mà ông nêu ra – “Đức hạnh là gì và làm thế nào chúng ta có thể tu dưỡng được?” “Chúng ta nuôi dưỡng tinh thần như thế nào?” – đến ngày nay vẫn có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Và chính Werner Heisenberg đã viết, một trong những mục đích của cuộc đời ông là “lặng lẽ suy ngẫm về những câu hỏi mà Plato đã nêu ra.”

Hãy bắt đầu suy ngẫm bằng cách tự đánh giá bản thân theo những hướng dẫn dưới đây. Suy nghĩ về các đề tài và sau đó, khi đã hoàn thành phần bài tập, hãy quay lại với phần tự đánh giá bản thân và nghiền ngẫm kỹ hơn rồi ghi lại bất kỳ thay đổi nào trong các câu trả lời của bạn.

Khám Phá Thiên Tài Trong Bạn

Nguồn: Internet

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here