Thay Đổi Suy Nghĩ, Thay Đổi Cuộc Đời chỉ cho bạn cách khám phá những khả năng tiềm ẩn của bạn và của mọi người, cách tác động vào những nguồn lực bạn cần để đạt được bất kỳ thành công nào mà bạn cần đặt ra cho bản thân mình.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn học được quá trình đi từng bước một để đạt được những thành công lớn một cách dễ dàng và hiệu quả. Chiến lược hướng đến thành công rất logic, lôi cuốn và đặc biệt rất phù hợp và có lợi, nó thực sự là một phát minh trong sự thể hiện cá nhân.
Khi bạn nghĩ, tại sao không suy nghĩ những suy nghĩ vĩ đại và đạt được những thành công vĩ đại?
Hãy sẵn sàng cho một trong những cuộc phiêu lưu và thám hiểm vĩ đại mà mặt trận đầu tiên chính là suy nghĩ của bạn! Bạn sẽ có một kinh nghiệm tuyệt vời.
Trích đoạn sách hay
HÃY CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI CUỘC SỐNG
Giới hạn duy nhất đối với nhận thức của chúng ta về ngày mai là những nghi ngờ của ngày hôm nay. Hãy hướng về phía trước với niềm tin tích cực và mạnh mẽ.
Sự thật vĩ đại
Bạn có thể học những gì bạn cần để được biết, để hoàn thành những dự định mà bạn đặt ra cho chính mình. Nguyên lý này đưa ra cho bạn một con đường để nắm bắt được tương lai của mình.
Người ta vẫn thường nói, không ai thông minh hơn bạn và tốt hơn bạn. Điều đó chỉ có nghĩa là anh ta đã học được cách để thành công trong lĩnh vực của anh ta trước bạn mà thôi và bất kỳ việc gì người khác đang làm, bạn vẫn có thể làm tốt như vậy chỉ có một vài giới hạn mà thôi.
Đây không phải là một quy tắc dễ dàng nhưng khá đơn giản. Bạn cũng có thể học được những gì cần để đạt được mọi mục đích của mình.
Khi đã học được điều này, bạn sẽ không sợ phải thay đổi công việc của mình và thậm chí là những ngành bạn kinh doanh.
Học những gì bạn cần
Khi tham gia vào một lĩnh vực mới, hãy ra ngoài và học những gì có thể về lĩnh vực đó, sau đó áp dụng nó nhanh nhất có thể.
Đầu tiên hãy bắt đầu việc học tập của bạn từ những thư viện. Nghiên cứu những gì bạn thích và những gì bạn cảm thấy giúp ích cho bạn. Dần dần, bạn sẽ thấy bạn ngày càng trở nên tận tuỵ với việc học.
Bí ẩn to lớn
Học tập là chìa khoá của tương lai. Hầu hết mọi người, bằng nhận thức của mình, đang “sống cuộc sống tuyệt vọng”. Theo lời của Thoreau, họ đang làm những công việc mà họ không thích, kiếm tiền lương thấp hơn so với năng lực của họ, ở trong những mối quan hệ mà họ không thoải mái và đang sống cuộc sống mà không mang lại cho họ sự thoả mãn.
Người ta có thể học những gì họ muốn để đạt được mục đích của mình, không có giới hạn nào. Nhưng chỉ một vài người dường như hiểu được điều này.
Lý do cho mọi thứ
Chúng ta sống trong một thế giới trật tự, ngăn nắp. Mọi thứ diễn ra đều có một lý do.
Các nhà tâm lý và các học giả đã dành nhiều năm để nghiên cứu khái niệm tâm lý của sự thành công và thất bại. Hầu hết các bản nghiên cứu đều kết luận rằng có hai khối tinh thần chính ngăn cản con người. Điều đầu tiên là cái mà tiến sỹ Martin Seligman – trường Đại học Pennsylvania, trong cuốn sách của mình “sự lạc quan thông thái” (Knopf – 1990) gọi là “sự vô dụng có học”. Theo nghiên cứu của ông, thái độ này làm đau khổ khoảng 80% dân số với cùng một mức độ. Đối với nhiều người, đó chính là sự cản trở chính để đi tới thành công và hoàn thiện.
Cảm giác bị mắc kẹt
Như kết quả của những kinh nghiệm thời thơ ấu, đặc biệt là những lời phê bình tiêu cực và những kinh nghiệm thất bại, con người cuối cùng sẽ đạt tới cực điểm nơi họ cảm thấy vô dụng để thay đổi hay hành động trong những mặt khác nhau của cuộc sống. Phần lớn phụ nữ và nam giới cảm thấy bị lấn áp bởi những thứ mà dường như chỉ xảy ra đối với họ và nhiều điều tiếp diễn quanh họ. Họ cảm thấy rằng không có điều gì họ có thể làm để gây ảnh hưởng lên các sự kiện hay để cải thiện cuộc sống của họ. Bằng chứng rõ ràng nhất là khi một cá nhân trải qua sự vô dụng có học là sự lặp đi lặp lại từ “tôi không thể”.
Mọi người cảm thấy rằng họ không thể giảm cân, không thể có một công việc tốt hơn, không thể cải thiện hay thay đổi các mối quan hệ, không thể tăng thêm thu nhập, không thể mở rộng kiến thức và kỹ năng và không thể làm nhiều điều khác nữa mà họ thực sự muốn làm. Họ đã cố gắng rồi thất bại nhiều lần trong quá khứ. Họ đã đi đến kết luận một cách máy móc rằng có quá ít những điều họ có thể làm để thay đổi tương lai. Họ trở nên bị động và chấp nhận hoàn cảnh của mình. Cuộc sống của họ chỉ gồm có thức dậy vào buổi sáng, đi làm, tham gia một chút vào hoạt động xã hội, trở về nhà ăn tối, xem tivi trong khoảng 4,5 tiếng và sau đó là đi ngủ.
Cái bẫy của sự thỏa mãn với chính mình
Điều kiện chủ yếu thứ hai ngăn cản con người được gọi là “vùng an nhàn”. Loài người là sinh vật có thói quen. Họ bắt đầu một hành vi của một điều gì đó và họ sớm trở nên thoả mãn với nó. Sau đó họ trở nên hoàn toàn khó tiếp thu để thay đổi những gì họ đang làm, hay thay đổi tình huống mà họ đang gặp, thậm chí nếu như họ không đặc biệt thích thú hay hài lòng về điều đó. Cuối cùng, họ trở nên sợ thay đổi với bất kỳ lý do gì. Họ đi vào một đường mòn và họ ở trong đó càng lâu thì càng lún sâu trong nó hơn, cho đến khi họ từ bỏ mọi hy vọng thay đổi hay cải thiện cuộc sống của mình. Sự vô dụng, trong sự kết hợp với “vùng an nhàn” sẽ tạo ra một con người luôn cảm thấy mắc kẹt và vô dụng, yếu đuối và không quyền hạn, không thể điều khiển hay tạo nên bất kỳ sự khác biệt trong cuộc sống của anh ta. Cá nhân ấy trong tâm trạng như vậy sau đó sẽ nỗ lực để yên phận hơn là nắm bắt lấy cơ hội và thường xuyên cảm thấy như một nạn nhân của tình huống vượt quá khả năng kiểm soát của mình.
Những giới hạn không thực
Nhưng sự thật là khi có những giới hạn không thực về những gì mà bạn có thể hoàn thành trong cuộc sống và với lý do đó, những việc mà người khác làm, bạn cũng có thể làm tốt như vậy. Sự thật bạn có thể đặt ra một mục tiêu rõ ràng cho bản thân có nghĩa rằng bạn có thể có năng lực để đạt được nó. Tuy nhiên nó không chỉ đem lại cho bạn mong muốn cháy bỏng mà còn trang bị cho bạn những năng lực và khả năng bạn cần để giành được nó.
Nếu bạn nhìn lại cuộc đời mình, bạn sẽ nhớ lại rằng hầu hết những thứ mà bạn mong muốn kéo dài và khó khăn cuối cùng bạn cũng đạt được nó. Bạn không vô dụng, bạn chỉ bị giới hạn bởi chính sự tưởng tượng và xác định của chính bạn.
Những kẻ thù lớn nhất của chúng ta
Hai nhân tố góp phần vào hầu hết các cảm xúc của sự vô dụng và an nhàn là sự sợ hãi và sự ngu dốt. Sự sợ hãi đã, đang và sẽ luôn là kẻ thù lớn nhất của bạn. Sợ hãi và tự nghi ngờ bản thân tác động nhiều hơn để ngăn cản bạn khỏi những giấc mơ, và ước muốn đạt được những điều to lớn hơn bất cứ các nhân tố khác.
Dường như bạn càng biết ít về một lĩnh vực, bạn càng sợ hãi phải thử một vài điều mới mẻ hay khác biệt trong phạm vi khác. Sự ngu dốt của bạn khiến cho bạn miễn cưỡng để đạt được những thứ khác hơn những gì bạn đang làm hôm nay. Sợ hãi và sự ngu dốt củng cố cho nhau, lớn lên cho đến khi chúng gây ra trong bạn một dạng của tình trạng tê liệt về mặt tinh thần vì việc làm không được như mong đợi và sự thất bại.
Đây là một khám phá tuyệt vời. Việc học hào hứng bất kỳ vấn đề nào cũng tạo dựng nên sự tự tin của bạn và làm giảm sự sợ hãi của bạn về phạm vi đó. Bởi vì kiến thức hay kỹ năng của bạn tăng thêm, nên bạn sớm đạt tới điểm nơi bạn sẵn sàng để hành động và thay đổi. Nhưng nếu bạn hoàn toàn không biết gì về lĩnh vực đó, nếu bạn không đọc hay học bất cứ điều gì về một vấn đề, nó dường như sẽ rất khó khăn và thậm chí có thể làm xuất hiện sự lấn át đối với bạn. Sự thiếu hiểu biết của bạn sẽ khiến bạn sợ hãi để có thể hành động cần thiết cải thiện cuộc sống của bạn trong lĩnh vực đó.
Vô hiệu hóa những nỗi sợ hãi của bạn
Liều thuốc giải cho nỗi sợ hãi và sự ngu dốt là khát vọng và kiến thức. Giới hạn có thực duy nhất trong những gì bạn có thể hoàn thiện là cấp độ của sức mạnh trong những khát vọng của bạn. Nếu bạn thật sự muốn cái gì đó, hầu như không có gì ngăn cản bạn có thể đạt được nó. Và càng học nhiều về một vấn đề thì khát vọng để bạn đạt được thành tựu trong lĩnh vực đó càng lớn. Bởi lẽ tri thức của bạn cứ lớn lên, bạn trở nên tự tin hơn khi đi những bước cần thiết để biến những dự định của mình thành hiện thật.
Bởi vì bạn nâng cấp độ của khát vọng và kiến thức, bạn sẽ làm giảm đi tác động của sự sợ hãi và ngu dốt, đồng hành với chúng là sự vô dụng của học vấn và vùng thoả mãn.
Với khát vọng và kiến thức, bạn cuối cùng sẽ thay thế nỗi sợ hãi và sự ngu dốt bằng lòng dũng cảm và tự tin. Bạn càng học nhiều về bất kỳ lĩnh vực nào quan trọng đối với bạn, bạn sẽ càng tự tin bạn có thể thành công. Như Harry Ford đã từng nói: “Nếu bạn tin rằng bạn có thể làm một việc gì đó, hay bạn tin rằng bạn không thể, hay cả hai, bạn cuối cùng vẫn đúng”.
Bạn phải chịu trách nhiệm
Bước đột phá đầu tiên trong cuộc đời bắt đầu xảy ra khi bạn nhận ra rằng có thể học mọi thứ bạn muốn để đạt được mọi mục tiêu bạn đặt ra cho mình. Bước đột phá thứ hai là khi bạn nhận ra rằng bạn thực sự chịu trách nhiệm về bản thân mình và những điều xảy ra. Không ai làm bất cứ điều gì cho bạn cả. Nếu bạn muốn thứ gì đó, nó thực sự xứng đáng để bạn làm những điều cần thiết để có được nó. Nếu gặp rắc rối hay trở ngại, nó xứng đáng để bạn giải quyết hay vượt qua. Bạn là chính bạn.
Sự chấp nhận việc chịu trách nhiệm bản thân đối với cuộc đời bạn là một bước đi lớn từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành. Trước khi đưa ra nhận định đó, con người phê bình, phê phán và khiển trách người khác về những vấn đề của họ. Sau nhận định đó, họ tự nhìn vào bản thân mình với sức mạnh sáng tạo sơ cấp trong chính cuộc sống của họ. Trước khi bạn nhận tất cả trách nhiệm về cuộc sống của mình, bạn tự nhìn mình như một nạn nhân. Sau đó, bạn sẽ nhìn nhận mình như một người chiến thắng.
Tất cả mọi nguyên nhân đều là do tinh thần
Bước đột phá thứ ba xảy ra khi bạn học được rằng tất cả mọi nguyên nhân đều là do tinh thần. Mọi thứ bạn tạo ra trong thế giới vật chất đều bắt nguồn từ những suy nghĩ về chúng. Nếu bạn muốn thay đổi vài thứ bên ngoài, bạn phải bắt đầu bằng cách thay đổi từ bên trong. Bạn phải thay đổi suy nghĩ của mình nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình. Điều này là khám phá tuyệt vời nhất trong tất cả các khám phá.
Bạn tạo ra thế giới của mình bằng những con suối liên tục về suy nghĩ, cảm xúc và sự tưởng tượng xuất hiện trong tâm trí bạn. Bạn điều khiển và xác định tương lai bằng những gì bạn nghĩ ở hiện tại. Không có gì quanh bạn có ý nghĩa trừ ý nghĩa rằng bạn có chúng bằng những suy nghĩ và cảm xúc mà bạn gắn với chúng. Như Shakespeare đã viết trong Hametl: “không có gì hoặc tốt hoặc xấu, nhưng suy nghĩ làm chúng trở nên như vậy”.
Quy luật của niềm tin
Hãy nhớ rằng, những gì bạn tin tưởng với tình cảm của mình sẽ trở thành hiện thực của bạn. Niềm tin của bạn càng lớn, càng nhiều cảm xúc bạn kết hợp với nó, tác động của nó lên hành vi và những điều xảy ra với bạn càng lớn.
Nếu bạn hoàn toàn tin rằng bạn có thể giành được một thành công to lớn, bạn nắm giữ niềm tin rằng dù bất kỳ điều gì xảy ra cũng không ngăn cản bạn khỏi sự việc trở nên thành công hơn.
Nếu bạn thực sự tin rằng bạn là một người tốt đẹp với những khả năng khác thường và rằng bạn sắp làm những điều đáng ghi nhớ với cuộc đời mình, rằng niềm tin ấy sẽ tự bộc lộ thông qua những hành động của bạn và cuối cùng cũng sẽ trở thành hiện thực của bạn. Trách nhiệm to lớn nhất mà bạn cần phải chịu đối với bản thân là việc bạn thay đổi niềm tin của mình về những gì bên trong để chúng hoà hợp với hiện thực bạn mong muốn được hoà mình vào thế giới bên ngoài.
Bạn luôn có thể nói những gì về niềm tin của mình bằng cách nhìn vào những gì bạn làm. Bạn luôn biểu lộ giá trị chân thực trong những hành động của mình.
Bạn luôn cư xử bên ngoài giống như bạn bên trong và cái mà bạn tin tưởng được thể hiện bên ngoài.
Một trong những cách tốt nhất để tạo lập niềm tin chân chính là nghĩ về cách mà bạn cư xử khi bạn tức giận, đau khổ hay bị áp lực bởi bất kỳ điều gì. Đó là khi chúng đã biến mất. Như Terrance đã viết “Hoàn cảnh không tạo nên một con người, chúng chỉ làm cho chính bản thân anh ta được bộc lộ ra mà thôi”.
Bằng cách sử dụng luật của sự đảo ngược, bạn có thể phát triển giá trị, niềm tin và phẩm chất bên trong mình mà bạn ngưỡng mộ nhất bằng cách xử sự như thể bạn đã có chúng bằng những lời phê bình về cuộc sống của bạn. Để làm tăng lòng dũng cảm ngay cả khi bạn sợ hãi. Để tăng tính trung thực, thẳng thắn hãy nói và làm với sự trung thực, thậm chí nếu bạn thấy thích che dấu sự thực hay cắt chúng ra thành từng mảnh. Niềm tin của bạn sẽ soi chiếu hành động của bạn và hành động của bạn cũng sẽ phản ánh niềm tin của bạn.
Nguồn: Internet